Tín hiệu analog và tín hiệu digital là 2 dạng tín hiệu phổ biến hiện nay trong tất cả lĩnh vực. Do đó, trong cuộc sống chúng ta thường nghe thấy tên của 2 loại tín hiệu này. Giống như truyền hình analog, truyền hình digital, điện thoại analog, điện thoại digital…và rất nhiều ứng dụng khác.

Vậy tín hiệu analog là gì, tín hiệu digital là gì ? Trong bài viết này sẽ giới thiệu khái niệm cơ bản, ứng dụng của cả 2 tín hiệu này.

tin hieu analog-digital
Tín hiệu Analog – Digital

Tín hiệu Analog – Digital là gì

Để phân biệt Analog và Digital, trước tiên hãy cùng tìm hiểu khái niệm:

Tín hiệu analog là gì:

Thường được gọi là tín hiệu tương tự hay tín hiệu liên tục. Tín hiệu có giá trị thay đổi liên tục theo thời gian. Đồ thị của nó là một đường liên tục như hình Sin, Cos, hay bất kì đường cao nào… Thuật ngữ tín hiệu tương tự thường được đề cập đến nhiều trong lĩnh vực điện tử, truyền thông.

Tín hiệu digital là gì:

Thường được gọi là tín hiệu số. Được biểu diễn dưới dạng một chuỗi các giá trị rời rạc. Tại bất kỳ thời điểm nào, chỉ có thể đảm nhận một trong số các giá trị hữu hạn. Thể hiện ở 2 mức cao và thấp, thông thường mức cao là 1 (ON) và mức điện thấp là 0 (OFF). Đây là tín hiệu không có thật trong tự nhiên, được con người tạo ra bằng công nghệ để đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay.

Có thể thấy sự khác biệt giữa tín hiệu analog và tín hiệu digital là: Sự thay đổi tín hiệu theo thời gian. Tín hiệu tương tự, các giá trị thay đổi liên tục tại bất kỳ thời điểm nào. Trong khi tín hiệu số, giá trị là mức 0 hoặc 1 tại thời điểm đó, không có sự liên tục. 

Tín hiệu Analog và Digital trong cuộc sống

Trong cuộc sống có rất nhiều ứng dụng có thể sử dụng đồng thời cho cả tín hiệu tương tự hay số đều được. Bên dưới là một vài ví dụ cơ bản.

Đồng hồ cơ và đồng hồ điện tử. Một vật dụng rất quen thuộc hằng ngày. Cùng tìm hiểu ví dụ thực tế về tín hiệu tương tự, tín hiệu số thông qua 2 đồng hồ này. Đồng hồ nào tương ứng với loại tín hiệu nào ?

Đối với đồng hồ cơ, tín hiệu của nó được xem như là analog – tín hiệu tương tự hay liên tục. Vì khi kim đồng hồ lướt trên mặt nó, thời gian hiển thị được thay đổi liên tục, giá trị thay đổi biến thiên liên tục. 

vi du tin hieu analog digital
Ví dụ tín hiệu analog và digital

Đối với đồng điện tử, thời gian chỉ có thể biểu thị bởi các số cố định từ 0-9. Tương tự với các tín hiệu Digital, tín hiệu biểu thị bởi 2 số 0-1 tương ứng với mức cao và thấp.

Ưu nhược điểm tín hiệu Analog và Digital

Mỗi loại tín hiệu đều có ưu nhược điểm riêng. Thực tế tùy vào ứng dụng cụ thể để lựa chọn tín hiệu sử dụng mới phát huy hết ưu điểm và hạn chế nhược điểm.

Tín hiệu tương tự – Analog

Ưu điểm:

  • Tín hiệu tương tự dễ xử lý hơn.
  • Sử dụng ít băng thông hơn tín hiệu số.
  • Có mật độ thông tin nhiều và cao hơn. 
  • Thích hợp để truyền âm thanh và hình ảnh.

Nhược điểm:

  • Truyền đi xa bị suy hao, gây nhiễu tín hiệu không mong muốn.
  • Hạn chế sự ghép kênh truyền trên cùng một tần số truyền.
  • Dễ bị nhiễu tại nguồn truyền bởi các tín hiệu khác. Nhất là trong công nghiệp, dễ bị nhiễu bởi biến tần, biến áp, nhiễu nhiệt.. Cách khắc phục và bảo vệ tín hiệu truyền là sử dụng bộ cách ly – chống nhiễu tín hiệu.

Xem thêm: Bộ cách ly tín hiệu Analog

Tín hiệu số – Digital:

Ưu điểm:

  • Loại bỏ tạp âm khi truyền thông.
  • Việc sao chép thông tin sẽ dễ dàng và đảm bảo chất lượng tín hiệu hơn.
  • Không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện áp, biến tần..
  • Tín hiệu không bị biến dạng dù tín hiệu tuyến tính hay không tuyến tính.

Nhược điểm:

  • Tín hiệu digital được thể hiện dưới chuỗi số 0-1. Do đó, có thể sai số 1 hoăc 2 bit trong chuỗi giá trị đó. tuy nhiên có thể phục hồi sai số bởi những thuật toán hiện nay.
  • Xử lý tín hiệu số thường phức tạp hơn so với analog. Do đó, giá thành cũng cao hơn.

Ứng dụng tín hiệu Analog trong công nghiệp

Trong công ngiệp, có nhiều cảm biến sử dụng tín hiệu analog 4-20mA, 0-10V làm tín hiệu ngõ ra. Ví dụ như cảm biến áp suất 0-10bar của hãng JSP – Cộng hòa Séc. Tín hiệu ngõ ra sẽ thay đổi dựa trên áp suất môi trường cần đo. Giá trị áp suất đo được trong khoảng từ 0-10bar, 0-10kg. Đây là dãy đo áp suất phổ biến của các ứng dụng đo áp suất khí, hơi nước.. 

cam bien ap suat output 4-20ma
Cảm biến áp suất output 4-20mA

Cảm biến áp suất có nhiều dãy đo phụ thuộc vào ứng dụng và nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Cảm biến áp suất 0-10bar là một trong số đó. Chúng tôi cung cấp tất cả các dãy đo mà bạn có nhu cầu. Từ áp suất âm, cho tới các mức áp suất phổ thông như 0-1 bar, 0-6bar…0-25bar, hay mức cao như 0-100bar, 0-400bar.. Thông số kỹ thuật cơ bản như bên dưới.

Thông số kỹ thuật cảm biến áp suất ngõ ra tín hiệu analog 4-20mA:

  • Model: D2415
  • Dãy đo phổ biến:  -1..0 bar, 0..1bar, 0..4bar, 0..6bar, 0..10bar, 0..25bar, 0..40bar, 0..60bar, 0..100bar, 0..400bar.
  • Ngõ ra là tín hiệu: 4-20 mA 2 dây, đấu Loop.
  • Cảm biến chịu quá áp lên đến 6 bar.
  • Sai số: 0.5%
  • Vật liệu cảm biến làm bằng Inox 316L, màng làm bằng Ceramic và 316L.
  • Nhiệt độ làm việc trong khoảng -40…85ºC.
  • Kiểu kết nối ren là G1/4 hoặc G1/2
  • Bảo hành 12 tháng
  • Xuất xứ: JSP – Cộng hòa Séc
cam bien ap suat nhieu thang do
Cảm biến áp suất nhiều thang đo

Lời kết

Trên đây là một vài giới thiệu khái niệm, ứng dụng cơ bản của tín hiệu analog và tín hiệu digital. Cho dù là tín hiệu loại gì đi chăng nữa, nó đều có ưu và nhược điểm riêng. Thích hợp cho từng ứng dụng trong cuộc sống, công nghiệp. 

Trong công nghiệp, chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm cảm biến: nhiệt độ, áp suất, đo mức có ngõ ra là tín hiệu analog. Cũng như các bộ khuếch đại tín hiệu, bộ chuyển đổi tín hiệu… Hãy liên hệ thông tin bên dưới để tìm hiểu thông tin sản phẩm cũng như nhận báo giá cạnh tranh.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Phones: 0932 53 43 73 Mr Thống (Zalo)

Skype: thongnv22

Email: thongnv22@bff-tech.com

website: doluongtudong.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZALO CHAT