Cảm biến áp suất là gì, cụm từ “Áp suất” này thường được nhắc đến trong nhiều lĩnh vực. Nhưng ít ai quan tâm áp suất là gì, công thức tính. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo áp suất.

Trong bài viết này sẽ chia sẻ những kiến thức:

  • Áp suất là gì ?
  • Công thức và đơn vị đo áp suất ?
  • Cảm biến áp suất là gì ?
  • Cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào ?
  • Ứng dụng trong công nghiệp ?

Áp suất là gì ?

Áp suất: Là lực tác động trên một đơn vị diện tích theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể. Trong tiếng anh là Pressure, được viết tắt là P. Đơn vị đo theo hệ SI là N/m2, đọc là Pascal. Có thể tham khảo thêm tại đây.

Cách tính áp suất

P = F/S

Trong đó: P là áp suất cần đo,

                F là lực tác dụng lên bề mặt

                S là diện tích tiếp xúc

Đơn vị đo áp suất Bar – Kg/cm2 – Pa – Psi – atm …

Trong hệ đo lường SI, đơn vị đo áp suất là N/m2 = 1 Pascal (Pa). Tuy nhiên, giá trị này rất nhỏ so với các ứng dụng thực tế trong công nghiệp. Bởi vậy, có các đơn vị thay thế lớn hơn: Bar – Kg/cm2 – Pa – Psi – atm …

Bảng đơn vị áp suất
Bảng đơn vị áp suất

Ví dụ:  1 Pa = 1 N/m2  = 10−5 bar  = 10,197×10−6 at  = 9,8692×10−6 atm…..

Đơn vị đo tại mỗi nước khác nhau: bar, kg/cm2 được dùng nhiều ở châu Âu. Đơn vị Psi dùng nhiều ở Mỹ. Trong khi Mpa & Kpa dùng nhiều ở Nhật và châu Á.

Vậy tại sao có nhiều đơn vị đo? Bởi vì mỗi nước, châu lục đều muốn khẳng định sự phát triển công nghiệp của chính mình.

Cảm biến áp suất là gì ?

Cảm biến đo áp suất là thiết bị để đo áp suất và biến đổi áp suất thành tín hiệu điện. Tín hiệu ngõ ra của cảm biến đo áp suất là Analog. Điển hình là: 0…5V, 2…10V, 0…20mA, 4…20mA…. Xu hướng sử dụng tín hiệu ngày nay là dạng 4…20mA.

"<yoastmark

Cấu tạo cảm biến áp suất là gì

Cảm biến đo áp suất có nhiều loại, nên cấu tạo cũng sẽ thường khác nhau tùy vào mục đích. Trong bài viết chỉ chia sẻ loại cảm biến thường dùng.

Cấu tạo cảm biến áp suất là gì
Cấu tạo cảm biến áp suất là gì

Cấu tạo

  • Case: Vỏ bên ngoài thường làm bằng Inox 304 chống gỉ, chống va đập cao.
  • Connecting tube: Ống kết nối điện
  • Sensor: Màng cảm biến xuất tín hiệu
  • PCB: Bản mạch
  • Connector: Kết nối – Ren kết nối vào hệ thông áp suất

Nguyên lý hoạt động cảm biến đo áp suất

Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất là gì ?

Cảm biến đo áp suất hoạt động cũng gần giống với các cảm biến khác. Cần một nguồn cần đo tác động ( nguồn nhiệt độ, áp suất…) tác động lên cảm biến. Từ đó cảm biến đưa giá trị về khối xử lý, tín hiệu xử lý đưa về dạng 0…10V, 0…5V, 0…20mA hoặc 0…20mA…Cụ thể được mô tả thông qua sơ đồ khối sau:

Nguyên lý hoạt động cảm biến áp suất là gì
Nguyên lý hoạt động cảm biến áp suất là gì

Cảm biến đo áp suất cho ngõ ra tín hiệu 4…20mA, 0…10V. Tín hiệu này được truyền về PLC hoặc bộ hiển thị – OMB 402UNI như hình.

"Ngõ

Ứng dụng cảm biến đo áp suất

  1. Cảm biến đo áp suất kết hợp với bộ hiển thị áp suất OMB 402UNI. Thiết bị hiển thị rõ ràng, tường minh với các vạch chỉ mức áp suất. Ngõ ra dạng relay ON/OFF đóng ngắt động cơ.
Bộ điều khiển áp suất ngõ ra Relay
Bộ điều khiển áp suất ngõ ra Relay

2. Cảm biến đo áp suất kết hợp với bộ chuyển đổi tín hiệu OMX 333UNI. Tín hiệu từ cảm biến áp suất truyền về dạng 4..20mA được chuyển thành dạng 0…10V hoặc dạng ON/OFF relay.

Cảm biến đo áp suất kết hợp bộ chuyển đổi OMX 333UNI

Thông số lựa chọn cảm biến đo áp suất

Khi mua cảm biến đo áp suất, cần lưu ý các điều sau:

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Cần tư vấn thêm về các sản phẩm cam bien ap suat hãy liên hệ theo thông tin bên dưới.


Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Viết Thống

Phone/zalo: 0932 53 43 73

Mail: Thongnv22@Bff-tech.com

One thought on “Cảm Biến Áp Suất Là Gì – Cấu Tạo – Nguyên Lý Hoạt Động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZALO CHAT